Root điện thoại Android không phải là một vấn đề xa lạ gì với chúng ta khi mà hiện nay đại đa số những người sử dụng Android đều root chiếc điện thoại của mình để có được thêm những tính năng “thần thánh” mà bình thường rất khó thậm chí là không bao giờ chiếc điện thoại làm được. Vậy nó có gì mà hay đến vậy, mời các bạn tìm hiểu về root Android nhé!
Vì lý do bảo mật cũng như đảm bảo trải nghiệm người dùng, nhà sản xuất có thể chặn không cho cài một số ứng dụng với lý do “không tương thích” hoặc nhà sản xuất này không cho hãng kia cài đặt phần mềm của hãng (như Beats của HTC hoặc các tính năng Active Notification của Moto X). Nhưng đừng lo, tất cả điều đó sẽ được giải quyết nhờ vào root Android, nó có thể can thiệp sâu tít bên trong hệ điều hành giúp các vấn đề nhanh chóng được giải quyết. Ngoài ra khi root máy bạn còn có thể cài thêm một số ứng dụng mang tính hữu ích cực cao như Root Explorer để duyệt file, chỉnh sửa hệ điều hành; Unicon để thay đổi giao diện đẹp hơn; Titanium Backup để sao lưu lại toàn bộ điện thoại mà không cần dùng đến máy tính. Và rất nhiều phần mềm cực hay khác như tiết kiệm pin, điều chỉnh xung nhịp CPU, v..v…
Một ứng dụng phổ biến cho root máy là Tasker, đây là ứng dụng nhằm có thể lên lịch và làm mọi thứ mà mình cần đặt cho các điện thoại để nó làm việc. Đơn giản nhất như khi đi ngủ cứ 10h nó tự bật nhạc cho bạn nghe rồi 11h bạn ngủ rồi nó sẽ tự tắt nhạc. Cứ sáng dạy cái nó gửi 1 tin nhắn “chào buổi sáng tốt lành” hoặc “chào ngày mới em yêu!” đến người yêu của bạn thì còn gì tuyệt vời hơn. Người yêu lại tưởng thằng này chịu khó sáng nào cũng 4h30 gửi tin nhắn cho mình, được đấy!!! Tiếp tục thì mình sẽ ví dụ như tối 12h nó tắt wifi hoặc chuyển về chế độ máy bay, sáng ra nó tự bật lại, những cái đó mà chẳng tuyệt vời à. Tóm lại là khi root Android bạn sẽ có thể lên lịch cho cái máy tất cả những điều mình thích.
Một số bạn nói rằng khi root điện thoại Android thì máy sẽ chạy nóng hơn, hao pin hơn là bình thường nhưng mình xin khẳng định rằng mấy bạn đó “chẳng biết gì” về Android cả. Khi root điện thoại Android, các bạn có thể điều chỉnh xung nhịp CPU khi không sử dụng về mức thấp nhất khi không sử dụng để tiết kiện điện năng, cũng như cài một số ứng dụng làm đóng băng hoặc không cho phép các ứng dụng như google map hay facebook không được phép tự chạy. Ngoài ra nó còn có thể tắt toàn bộ wifi+3g khi màn hình tắt và đưa về chế độ ngủ để siêu tiết kiệm năng lượng
Bạn chán ngắt khi nhìn những ứng dụng miễn phí tràn ngập quảng cáo trong ứng dụng? Thực ra những quảng cáo đó đang kiếm tiền về nuôi những người vất vả viết ra ứng dụng khi mà họ tốn rất nhiều công sức để hoàn thành 1 ứng dụng và đưa lên Google Play. Nếu thực sự muốn xóa đi thì hãy root máy và cài các ứng dụng chặn quảng cáo trên android như Adblock Plus, Adway, v..v… Các ứng dụng này sẽ loại bay các quảng cáo phiền nhiễu trên máy bạn đi.
Khi mua điện thoại mới hoặc up lại rom, bạn không muốn phải ngồi hì hục tìm những ứng dụng mình đã cài từ máy cũ để cài sang máy mới. Nhưng điều đó bây giờ đơn giản hơn bao giờ hết khi mà root máy android sẽ cho bạn chuyển toàn bộ ứng dụng, kể cả data, điểm khi chơi game sang máy mới mà không hề bị mất chỉ với vài cú click. YeuAndroid sẽ có bài hướng dẫn các bạn sử dụng Titanium để backup full lại máy, các bạn tìm và đọc nhé.
Mốt số ứng dụng rất “vô ích” trong chiếc smartphone của mình, những ứng dụng đó kể từ khi mua về nhưng chưa một lần được sử dụng. Vậy tại sao không xóa nó đi? Điều này chỉ sau khi đã root Android mới làm được. Cũng rất đơn giản, chỉ với vài cú click thôi là mấy ứng dụng đó sẽ không cánh mà bay ra khỏi máy.
Nhiều người muốn chỉnh sửa Android một cách tối đa: cả trên giao diện và cả dưới hệ thống. Bất kể là bạn muốn thay đổi giao diện bàn phím bằng các phần mềm như Keyboard Manager hoặc chỉnh sửa tính năng cuộn trang để cuộn nhiều mục hơn, hoặc cải thiện tính năng đa nhiệm, cài đặt các theme như Pimp My ROM… root máy sẽ là lựa chọn số 1 của bạn. Nhờ có root máy, bạn có thể chỉnh sửa bất cứ ngóc ngách nào của Android. Các cộng đồng nổi tiếng như XDA cũng sẽ cung cấp cho bạn một nguồn tweak (chỉnh sửa tính năng) khổng lồ.
Kernel là lõi hệ hệ thống giúp bạn giao tiếp với phần cứng, kernel của nhà sản xuất chưa đủ mạnh để khai thác các chức năng của máy như gõ 2 lần vào màn hình khi tắt là có thể mở máy, tự động nghe máy khi tay cầm điện thoại lên, v.v… Khi root bạn sẽ thoải mái cài các kernel vào máy để sử dụng.
Bạn không nhất thiết phải root máy khi cài ROM riêng cho smartphone, song bạn sẽ phải mở khóa bootloader để có thể cài ROM. Quá trình unlock bootloader đôi khi đòi hỏi bạn phải root máy. Hơn nữa, bạn cũng nên root máy để “bẻ” các lớp khóa của nhà sản xuất. Mỗi bản ROM riêng có thể được coi là một phiên bản Android riêng biệt, và có thể thay đổi hoàn toàn cách sử dụng Android của bạn. Một vài bản ROM sẽ đem Android nguyên bản lên các máy được cài Android đã qua chỉnh sửa của nhà sản xuất, một vài bản ROM khác sẽ đem các phiên bản Android mới hơn lên các máy chưa được cập nhật. Rất nhiều bản ROM sẽ cung cấp cho bạn các tính năng độc đáo, tiện dụng; một vài bản ROM thậm chí còn “biến hình” hoàn toàn cho Android. Bất kể là bạn đang sử dụng smartphone/tablet Android nào (kể cả Nexus), bạn vẫn nên thử nghiệm các bản ROM được cung cấp có sẵn trên thị trường.
- Ví Dụ Video Dưới đây là Root Galaxy I9100