Cuộc đời chúng ta khi gặp một sự việc khó khăn trước mắt, nếu không đứng dạy, chọn phương pháp hành động, thay đổi bản chất của nó thì rắc rối vẫn luôn luôn tồn tại, không thay đổi cũng chẳng biến đi.
Như cái ly chứa nước vẫn chỉ là đang chứa nước.
Cũng như bạn, chắc hẳn đôi lần bạn khó chịu về quá nhiều lời nhận xét từ người khác, đến mức hoang mang rằng mình có thực sự sống đúng hay không?
Chẳng ai khác bạn có thể trả lời tốt nhất cho câu hỏi đó.
Cứ bình tâm, làm những việc khiến bản thân thoải mái nhất, tránh hoặc giảm thiệt hại đến mức thấp nhất đến những người xung quanh, thì đó đã là cách giải quyết tốt nhất cho vấn đề.
Hay có lúc, người ta nói rằng: “Anh/em thay đổi nhiều quá!”
Đừng vội loay hoat ngẫm thử xem mình đã thay đổi ra sao, rồi tự bản thân đặt mình vô những tình huống nhức đầu, nan giải.
Thực tế, có ai trải qua thời gian mà lại không có sự thay đổi? Hôm qua không như hôm nay cũng chẳng bao giờ giống ngày mai. Chỉ đơn giản, bạn đang trưởng thành và sống khác với cách mà người ta muốn bạn sống. Đừng bận tâm vì điều đó.
Được thoải mái sống là chính mình, luôn là điều tuyệt vời nhất chúng ta có thể có được. Đừng bao giờ vì một người mà cố tình thay đổi bản thân, để rồi khi mất đi người ta, bản thân mình cũng mất đi chính mình.
Anh giữ xe
Có ngày mưa lớn, ngồi trong quán café quen thuộc viết sách đến tầm hơn 10 giờ đêm thì phải đi về.
Đang loay hoay mặc cái áo mưa mỏng tang vào người, bước đến xe ngạc nhiên thấy nón bảo hiểm được để gọn gàng trên yên, cẩn thận úp xuống để nước mưa không chảy vào bên trong. Nhìn quanh quất mới biết người làm việc đó chẳng ai khác anh giữ xe đang co ro trong cây dù dựng nơi góc quán.
Ống quần xắn cao, hộp cơm dang dở, lạnh tanh. Quán giữ xe miễn phí.
Học được rằng chẳng cần làm ông này, bà nọ, giám đốc hay trưởng phòng mới có được sự trọng vọng từ người xung quanh. Đơn giản chỉ là làm công việc với cái tâm mong muốn đem điều tốt nhất đến người có liên quan thì đã một điều đáng ngưỡng mộ.
Dĩ nhiên nếu được chọn, đa phần người ta sẽ chọn cho mình những nghề nghiệp thường “được cho” là cao quý trong xã hội, kĩ sư, bác sĩ, thầy giáo… Nhưng ngẫm thử, một kĩ sư rút ruột công trình, một bác sĩ lấy tiền hối lộ hay thầy giáo gạ tình đổi điểm, thì một anh giữ xe cẩn thận lo cho cái nón của khác lại đáng cho ta kính nể.
Về nhà viết vài dòng chia sẻ đăng lên facebook về anh giữ xe, rất nhiều người thích, đăng lại. Và cũng không ít người ngạc nhiên ở Sài Gòn vẫn còn người tốt như vậy.
Thật lòng mà nói, ở bất cứ nơi đâu cũng có những người tốt, sống thầm lặng cống hiến cho đời mà không cần phô trương để người ta biết dến.
Như chuyện trước bệnh viện ung bướu có một người phụ nữ chừng 50 tuổi, cứ cách ngày lại khệ nệ xách hai bao cơm hộp đến phát miễn phí cho người già hay người nghèo cần sự giúp đỡ. Phần cơm cũng không nhiều nhặn gì, chỉ là thịt kho với vài cọng rau đạm bạc, nhưng cơm trắng thì khá đầy, nếu nhín nhút hai người cũng có thể ăn qua một bữa.
Hai bao cơm được khoảng 50 phần, người ta đến lấy một vèo chừng mười mấy phút là xong. Người nhận cơm cũng lịch sự đường hoàng dù lắm người chỉ mới dừng chiếc xích lô để bước xuống. Người ta cũng biết nhường nhau, ưu tiên cho người già, phụ nữ, trẻ em trước, dư thì đám thanh niên mới dám nhận. Đến sau thì hết, đành ra về chứ cũng không cằn nhằn điều chi.
Người nhận cơm thì nhiều, nhưng hỏi có biết về người cho cơm thì chẳng ai trả lời xác đáng. Lân la làm quen, lần dò mới hỏi để được biết người cho cơm cũng từng chịu hành hạ bởi căn bệnh ung thư vú. Đến mức phải cắt bỏ cả hai để không bị di chứng. Suốt khoảng thời gian nằm viện, chứng kiến bao nhiêu người nghèo đến mức bữa cơm bỏ bụng cũng là cả vấn đề, cô nghĩ đến việc giúp đỡ họ.
Bản thân đi làm, hoàn cảnh cũng không phải giàu có nứt đố đổ vách, lại một thân một mình nấu cơm, nên cô chỉ có thể nấu nhiêu đó phần và phát cách ngày. Tính viết một bài nho nhỏ về cô đăng báo, mà cô cản, giọng nghe hờn trách, “Thôi thôi… cô sợ lắm, mắc công người ta nghĩ mình làm vì danh vì lợi…”
Ra về thấy thương và phục cho những con người nhỏ nhoi giữa dòng đời hết sức.
Sáng hôm sau, đọc báo mạng thấy cô hoa hậu nọ đi làm từ thiện, mặc áo bà ba hồng tươi, mang giày cao gót, trang điểm đậm… Thấy buồn cười, mà cũng thôi.
Đời mà, cười bao giờ cho hết đây.
Có bạn nghe chuyện anh giữ xe xong, chỉ gởi bình luận là: “Cho tiền đi.”
Nhìn xong thấy buồn, vì người đó trước giờ mình luôn đánh giá là người có suy nghĩ thấu đáo. Thôi thì chỉ trả lời, “Cho tiền người khác, đôi khi lại là một cách đối xử thô lỗ làm tổn thương họ.”
Người Sài Gòn nhiều khi nghèo tiền nghèo bạc, chứ lòng tự trọng thì giàu lắm!
Ngày chẳng bình thường
Sáng sớm, con nuôi gọi điện thoại, thằng nhỏ năm tuổi, con của cặp bạn thân, lanh nhưng không hay nhõng nhẽo. Con khóc, không chịu đi nhà trẻ, gọi qua để méc “ba Thạch”. Ba Thạch cũng chẳng biết dỗ con làm sao. Mẹ con kể, do ba Thạch mỗi lần qua nhà, dắt đi học là có mua bánh, kẹo hay đồ chơi, giờ nó quen, không có thì chẳng chịu đi học. Thôi thì ba Thạch xin lỗi con, ba thương con mà giờ làm cho con phải khóc…
Café sáng với thằng em hơn 3 năm mới gặp. Nó cũng như mình, người đời gọi chung là “yêu đương khác thường”. Cu cậu mới đây kể cho nhà nghe chuyện bản thân, dắt luôn cả cậy người yêu kém hai tuổi về ra mắt. Ba giận, đuổi đi, mẹ khóc, xin ở lại. Giờ thi cũng khó khăn lắm mới ngồi ăn cơm chung cả nhà bốn người. Mẹ nó cứ lâu lâu nhắc chừng ông ba, “nó là con một nghen mình”.
Bố gọi, nói vớ va vớ vẩn gì đó về mấy cái yêu đương nhăng nhít, nhớ nhung lung tung. Hỏi gọn một câu, “Xong chưa?” rồi cúp máy làm việc. Hai lắm, chẳng thấy bản thân còn đủ sức để giả vờ yêu như kiểu mười tám, hai mươi. Yêu là hiểu rằng đối phương cần thời gian cho bản thân và công việc. Soạn luôn cái tin nhắn chia tay, chờ tối gởi cho thêm phần bi đát.
Con đồng nghiệp nhào vô công ty, khóc một trận điên cuồng. Hỏi ra mới nghe đem qua thằng người yêu ú ớ kêu lộn tên con nào khác. Mấy bà chị nghe xong, vỗ vai ra chiều thông cảm, đòi thiến thằng bồ khốn nạn ó đâm. Mấy ông anh nghe xong, cũng ra chiều thông cảm, nhưng cho thằng kia chứ không phải con này. Đàn ông có cái ngu nào hơn ăn vụng mà không biết chùi mép. Khóc một hồi, nó nói, “Không chia tay được, xấu như em có ảnh chịu là mừng.”
Ba gọi điện, kể chuyện. Internet ở nhà bị hư gần tháng, gọi lên tổng đài than phiền chửi bới, hăm dọa đủ kiểu vẫn chưa có gì cải thiện, vậy mà sáng nay ông nhân viên thu tiền lại lớ ngớ bấm chuông, “Chú cho con lấy tiền net 6 tháng nay, nhà chú nợ lâu quá.” Ba tròn mắt, chạy vô moi đóng biên lai ra coi, đóng đủ mà sao còn đòi. Hỏi ra mới biết do con nhân viên tính lộn, thành ra nhà bị cắt net oan.
Chiều chạy xe về, anh giao thông ngoắc hai thằng nhóc đầu xanh, tóc đỏ, mỏ đen, khoe răng tím, chắc thấy hai thằng nhỏ bệnh, tính hỏi thăm sức khỏe. Cùng đoạn, cặp vợ chồng tống bốn, một con bé ngồi yên trước, một con bé lớn hơn ngồi sau, đầu ngoẹo ngả vào vai mẹ, chân teo cơ quặp vô hông đấng sinh thành. Anh giao thông thấy, vội vã thổi còi, dạt xe ra để cả gia đình sớm về tới nhà.
Café tối với ông anh lâu ngày không gặp, có lúc ông anh từng nó nên yêu nhau, nhưng bản thân từ chối, an hem là anh em, yêu rồi sẽ chia tay, anh em thì không thể nên thôi. Hôm nay ra gặp, anh than mới chia tay người yêu, quen nhau được 7 tháng 26 ngày, yêu mà đếm từng ngày từng tháng, chia tay cũng đúng.
Bật máy tính, nhận mấy cái thư lạ, chào mời đủ các loại hàng. Đợt vừa rồi gởi thư nói về chuyện cần làm trang web, thì thấy có quảng cáo mua tên miền, có lần bạn hỏi về việc đi spa thì hôm sau có cái quảng cáo về thẩm mỹ viện. Nhận ra mail cá nhân cũng chẳng phải hoàn toàn bảo mật.
Đêm, giấc mơ trôi về miền nào xa lạ, thấy ôm trong tay hình bóng ai như sương khói. Giật mình tỉnh giấc, mồ hôi mặn môi, lần hồi ra thắp nén nhang, chẳng biết muốn dựa vào cái gì cho tâm hồn tạm yên tĩnh. Chỉ là một đức tin nhỏ nhoi để củng cố thêm ngày sống.
Chẳng thể ngủ lại nên hút thuốc… Lâu rồi mới có một ngày, lòng người ngổn ngang trăm điều lạ. Điều hoang hoải chẳng tỏ cùng ai…
Chẳng ai đánh thuế ước mơ
Năm hai tư, ngồi với một bà chị bên vài chai bia nạt, chị hỏi mấy năm tới có tính gì chưa? Ngẫm một hồi, trả lời mơ hồ, “Em sẽ ra một cuốn sách, sớm muộn gì cũng sẽ ra.”
Cuối hau lăm, xuất bản cho mình ba cuốn sách, nghĩ lại, hóa ra mình đi qua ước mơ một năm trước hồi nào không hay.
Năm hai ba, ngồi lụi cụi viết truyện ngắn đầu tay “Một con đĩ yêu nghề”, khi viết, trong đầu hình dung nếu được dựng thành phim, nó sẽ ra sao, nhân vật sẽ nói thế nào, mặc đồ gì. Tự cười bản thân vì ước mơ xa vời.
Đầu hai sáu, ngồi cùng ông anh đạo diễn, coi bản dựng cuối cùng của phim ngắn “Một con đĩ… yêu nghề” do chính mình làm biên kịch, kềm lắm mới không chảy nước mắt trước
DakMil.WapSite.Me
Chúc bạn có những giây phút thật vui vẻ