Nhưng cái mầm hy vọng của Tiểu Long vừa nhú lên chưa kịp đâm chồi nảy búp đã nhanh chóng bị ông thầy của mình vùi dập tơi tả.
Quý ròm vẫn chứng nào tật nấy.
Đã quyết kiềm chế mọi nóng nảy để Tiểu Long khỏi trách cứ và giận dỗi, để nhỏ Diệp phải trố mắt ngẩng ngơ nhưng rốt cuộc Quý ròm đã không thực hiện nổi ý định đệp đẽ của mình. Dường như đối với nó, đóng vai hiền lành được một buổi đã là quá sức. Tới buổi thứ hai, nó không còn chịu đựng nổi “công việc nặng nề” đó. Bảo nó dạy mà đừng hò hét khác nào bảo các vũ công nghe nhạc mà đừng nhịp chân. Nó cứ thấy bứt rứt thế nào.
Thực ra thì trong mấy chục phút đầu, Quý ròm cũng đã cố nhỏ nhẹ lắm lắm. Những gì Tiểu Long không hiểu, nó tự bắt mình nhẫn nại giảng đi giảng lại cả chục lần. Trước những thắc mắc cực kỳ ngớ ngẩn của thằng bạn lờ khờ này, nó cũng sẵn sàng bấm bụng giải đáp không sót một câu.
Nhưng đến khi học qua bài hình thoi, thì Quý ròm không còn giữ bình tĩnh nổi.
Quý ròm định nghĩa:
- Hình thoi là hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau.
Vừa nòi Quý ròm vừa vẽ ra giấy một hình bình hành. Xong, nó bôi đi một khúc để hai cạnh đáy bằng với hai cạnh bên, rồi hỏi:
- Mày có thấy ở hình bình hành này, các cạnh kề bằng nhau không ?
Tiểu Long gật đầu:
- Thấy.
- Vậy đó là hình gì?
Tiểu Long hít vô một hơi:
- Hình bình hành.
- Trời đất! – Quý ròm vò đầu, cố kiềm giọng – Tao mới vừa bảo mày hình bình hành mà có hai cạnh kề bằng nhau thì đó là hình thoi kia mà!
Nhưng cái hình thoi vẽ trong sách đâu phải dậy! – Tiểu Long tròn mắt – Cái đỉn nó phải quay lên trên như đầu con diều giấy của tụi con nít thì mới đúng là hình thoi chứ?
Nãy giờ giảng khô cả họng, Quý ròm đã bực. Giờ lại thấy tên học trò thì chậm mà lại ham cải bướng, nó hết dằn nổi, liền lớn giọng gầm gừ:
- Vậy theo mày, cái hình này không phải là hình thoi phải không?
Thấy mặt ông thầy bất thần đổi sắc, Tiểu Long hơi ngán. Nhưng nó vẫn cố biện bạch:
- Thì là hình thoi! Nhưng khi nào đỉnh nó quay lên trời thì nó là hình thoi. Còn khi nó nằm ngang như thế này thì nó là… hình bình hành!
- Hình bình hành cái đầu mày!
Quý ròm nổi cơn lôi đình. Nó quên béng mất nó đang phải “trình diễn” một bộ mặt tươi tắn trước vị khán giả đang thập thò trong bóng tối là nhỏ Diệp. Giọng Quý ròm tiếp tục bốc lửa:
- Nếu nó đã là hình thoi thì dù quay tới quay lui quay xuôi quay ngược gì nó cũng cứ là hình thoi! Cũng như mày đã là thằng Tiểu Long thì dù có nằm ngang nằm ngửa hay thậm chí chúc đầu mày xuống đất, mày cũng vẫn là thằng Tiểu Long chứ chẳng thể biến thành… thằng Quý ròm được!
Thấy Quý ròm đột nhiên hét sùi bọt mép, lại lôi mình ra quay vòng vòng để làm ví dụ, Tiểu Long ức lắm.
Nếu như bữa trước, gặp cảnh này, nó đã xô ghế đứng dậy bỏ về rồi. Nhưng sáng hôm qua, Quý ròm mới nhắc nó về cái vụ ngoéo tay cam kết học chung. Đó là chưa kể cái điều khoản oái ăm “không được bỏ học dù xảy ra bất cứ chuyện gì” mà ngay từ hôm “khai giảng” Quý ròm đã tinh quái đề ra để “trói tay trói chân” nó.
Tiểu Long biết mình mắc bẫy thằng ròm, nhưng nó không muốn nuốt lời, mặc dù Quý ròm nuốt lời lia lịa. Quý ròm hứa sẽ không quát tháo nhưng nó chỉ giả vờ êm ái được có một ngày, sau đó nó quát còn lớn hơn. Nhưng Quý ròm là “nhà ảo thuật”, Tiểu Long không muốn so bì với nó. Tiểu Long là một võ sĩ. Người luyện võ bao giờ cũng trọng tín nghĩa. “Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy”, đó là tinh thần của người hiệp sĩ mã thượng.
Chính vì cái tinh thần “một lời đã nói, bốn ngựa khó theo” đó mà hôm nay Tiểu Long mím môi ngồi im, mặc cho Quý ròm nói hành nói tỏi.
Tất nhiên Quý ròm chẳng biết thằng bạn mình đang nghĩ gì trong đầu. Miễn thấy Tiểu Long không trở chứng đòi về là nó khoái rồi.
- Hiểu chưa hả, ngốc tử?
Quý ròm khịt mũi. Nó chẳng buồn e dè hay giữ kẻ nữa.
- Hiểu.
Tiểu Long gật đầu bừa.
Kể từ giây phút đó, Quý ròm hỏi gì, Tiểu Long cũng la “hiểu”, mặc dù nó chả hiểu gì sất. Đầu nó cứ ong ong như có hàng chục con ruồi đang bay ở trỏng.
Có tài thánh Quý ròm mới biết được điều đó. Nó sướng rên trong bụng khi thấy mình giảng tới đâu, tên học trò to xác của mình mau mắn gât đầu tới đó.
Chỉ đến cuối buổi học, kêu Tiểu Long nhắc lại những định lý, thấy thằng này ngẩn tò te, Quý ròm mới bật ngửa.
- Trời ơi là trời! Đất ơi là đất! – Quý ròm đưa tay vò đầu, miệng mếu xệch – Nãy giờ cái tay lừa của mày để đâu, sao không chịu vểnh lên nghe tao giảng hở trời?
- Thì tao vẫn để trên đầu chứ đâu!
Tiểu Long nén giận, đáp. Miệng nó cũng mếu xệch không thua gì miệng Quý ròm.
ĐẾN LÚC NÀY THÌ TIỂU LONG BIẾT là chẳng thể trong mong gì vào quyết tâm thay đổi của Quý ròm. Tiểu Long chẳng lạ gì tính nết của thằng bạn mình. Quý ròm mặt nào cũng được, lại rất tốt với bạn bè, chỉ có mỗi tật ưa càu nhàu, cáu gắt.
Cái tật đó ăn sâu vào người Quý ròm đến nổi nó đã hứa tới hứa lui với Tiểu Long bao nhiêu lần rằng sẽ không bao giờ lớn tiếng khi kèm cho Tiểu Long học nữa, vậy mà rốt cuộc “mèo vẫn cứ hoàn mèo”
Năm, sáu buổi học chung gần đây, Quý ròm đã không buồn sắm vai hiền từ, nho nhã nữa. Bữa nò nó cũng gắt om lên . Mà nó càng gắt, Tiểu Long càng quíu, càng thấy các hình vẽ quay tít mù, cạnh với góc cứ lẫn lộn và rối tung cả lên.
Và Tiểu Long càng rối thì Quý ròm lại càng gắt. Thoạt đầu thì Tiểu Long nín nhịn nhưng bị Quý ròm quát tháo một hồi, nó nổi khùng vặc lại. Thế là buổi học ồn lên như cái chợ và cuối cùng bao giờ cũng kết thúc bằng cảnh cả thầy lẫn trò ngã người ra ghết thở dốc nhìn nhau.
Tất nhiên trình độ toán học của Tiêu Long chẳng thể nào nhích lên nổi trong một “lớp học” lúc nào cũng sôi sùng sục như sắp sửa nổ tung ra như vậy.
Tiểu Long thừa biết điều đó. Nhưng nó không bỏ học. Mỗi tuần ba buổi, chiều nào nó cũng ôm tập đến nhà Quý ròm một cách đều đặn. Danh dự của nhà võ không cho phép nó đơn phương hủy bỏ lời cam kết học chung. Hơn nữa, nó cũng không muốn làm bạn mình buồn. Dù sao Quý ròm cũng rất là tốt với nó. Quý ròm thực tăm muốn giúp nó học hành tiến bộ. Mỗi tuần bỏ ra ba buổi để kèm nó học, đối với một đứa làm biếng có hạng như Quý ròm không phải là một điểu đơn giản. Chỉ có điều, tính tình nóng nảy và tật gắt gỏng đã ngăn cản Quý ròm đạt được mục đích. Trái lại, đôi khi còn khiến Tiểu Long tức anh ách.
Tiểu Long tức nhất là ngồi học với Quý ròm đã bị bạn rầy la, về nhà lại bị mấy ông la rầy.
Thỉnh thoảng giở tập Tiểu Long ra kiểm tra, anh Tuấn và anh Tú lại ngỡ ngàng kêu lên:
- Em đi học thêm cả nửa tháng nay sao điểm số chẳng nhích lên lấy một tẹo nào vậy hả ?
Nhưng lúc đó Tiểu Long chỉ biết ú ớ. Nó chẳng thể kể tội bạn mình, đành bỏ mặt ngồi im.
Hai ông anh lại càng nghi:
- Em có đi học thêm thật không đấy? Hay lại đi chơi?
- Thật chứ sao lại không thật! - Tiểu Long tự ái mím môi – Không tin, các anh cứ đi hỏi Quý ròm xem!
Thấy Tiểu Long lộ vẻ bất bình, hai ông anh thôi không hạch sách nữa.
Hết anh Tuấn anh Tú, lại tới nhỏ Oanh.
- Anh Long nè!
- Gì?
- Nghe nói anh Quý giỏi toán lắm phải không?
- Ừ.
Tiểu Long phấp phỏng đáp, không hiểu sao nhỏ Oanh tự dưng lại quan tâm đến “đề tài” này.
Quả như Tiểu Long lo lắng, nhỏ Oanh đột ngột “quẹo cua”:
- Mấy tuần nay anh Quý kèm anh học, vậy chắc bây giờ anh cũng giỏi toán lắm rồi chứ gì?
Câu hỏi cắc cớ của nhỏ Oanh khiến Tiểu Long giật thót. Nó gãi cổ, ấp úng:
- Học toán chứ phải học… ăn đâu mà nhoáng một cái đã giỏi ngay được!
Nhỏ Oanh liếm môi:
- Thì không giỏi nhiểu cũng giỏi chút chút chứ?
Đang rầu rỉ về chuyện học thêm, lại thấy nhỏ Oanh cứ quanh quẩn tới hỏi tới lui “giỏi” với “không giỏi”, Tiểu Long đâm bực:
- Nhưng mày thắc mắc chuyện này chi vậy? Tao học thêm chứ có phải mày học thêm đâu!
Nhỏ Oanh cười cầu tài:
- Nhưng em có một bài toán khó lắm, định nhớ anh giải dùm em!
Nghe thấy chữ “toán”, Tiểu Long đã “hết
(hết trang 114 – 115)
muốn sống”, lại nghe thêm chữ “khó lắm” nữa, nó càng muốn xỉu. Họ thêm với Quý ròm đâu có nghĩa là biến ngay thành Quý ròm, sao con nhỏ này nó ngốc thế nhỉ! Nó cứ làm như mình là “thần đồng toán” không bằng! Tiểu Long ngán ngẩm nhủ thầm nhưng ngoài mặt nó vẫn làm bộ thản nhiên:
- Sao mày không nhờ anh Tuấn hoặc anh Tú giả? Mọi khi mày vẫn nhờ kia mà!
- Nhưng lần này em không dám! - Nhỏ Oanh rụt cổ - Em mà mở miệng thế nào cũng bị la!
Tiểu Long trố mắt:
- Tap chả hiểu gì cả!
- Như thế này này! - Nhỏ Oanh nhăn nhó giải thích – Đây không phải là bài toán mới! Bài toán này thầy em đã cho ba, bốn tuần nay rồi, và thầy cũng đã giảng rồi… ...
DakMil.WapSite.Me
Chúc bạn có những giây phút thật vui vẻ