Tiểu Ảnh phát cáu:
- Anh chả có tí gì gọi là chân thành!
Trút giận xong, cô lao thẳng vào phòng ngủ, cầm đồ ngủ đi vào phòng tắm. Quản Đồng đứng sau lắc đầu cười rồi quay về phòng làm việc.
Lúc tắm, Tiểu Ảnh bỗng nhớ tới Trần Diệp với những suy nghĩ khác thường. Cô nhớ, lần đầu gặp anh, cũng là tại cái chốn không ai ngờ tới như nhà tắm công cộng trong trường học.
Vẫn nhớ rõ hôm ấy là thứ sáu, Tiểu Ảnh học xong thể dục quay về phòng nghỉ, xách túi đồ vào nhà tắm nữ. Ngay cửa nhà tắm cô gặp một chàng sinh viên người cao cao cũng đang bê chậu nước rửa mặt đi vào phòng tắm.
Tiểu Ảnh ngạc nhiên, vò đầu nghĩ hôm nay là thứ mấy?
Nghĩ đi nghĩ lại mới dám khẳng định: hôm nay thứ sáu, ngày nhà tắm nữ mở cửa!
Vốn hay hóng chuyện, Tiểu Ảnh bước tới hỏi đối phương với giọng hết sức nhỏ nhẹ:
- Bạn gì ơi, đến tắm à?
Hỏi gì mà lạ, chàng sinh viên kia giật hết cả mình, anh nhìn cái giỏ đồ trong tay Tiểu Ảnh, Tiểu Ảnh cười, trỏ vào mấy nữ sinh đang xếp hàng ngoài cửa và trịnh thượng nói:
- Hôm nay là thứ sáu, nhà tắm nam không mở cửa đâu.
Anh chàng đờ người vài giây, mặt đỏ bừng lên, vội vã lập bập được câu: “Mình xin lỗi” rồi biến mất hút, chỉ còn Tiểu Ảnh đứng đằng sau ôm bụng cười. Lúc ấy, nàng ta thắc mắc ghê lắm, anh ta mặt mũi tuấn tú vậy mà đầu óc thì lẩn thẩn thế. Thế nhưng, sự hiếu kỳ của Tiểu Ảnh cũng tan mau, chẳng bao lâu đã quên sạch câu chuyện hôm
Mãi đến nửa tháng sau, khi Tiểu Ảnh làm phóng viên báo trường và được phái đi đưa tin ở buổi biểu diễn đêm tụ hội của các sinh viên ưu tú, cô chẳng thể tin vào mắt mình nữa: chàng trai hào hoa đang kéo violon trên sân khấu kia, chẳng nhẽ lại là gã khờ mấy hôm trước?
Tiểu Ảnh còn nhớ như in hôm đó anh ta tấu khúc: “Bốn mùa” – tác phẩm tiêu biểu nhất của Vivaldi. Cô trân trân đứng nhìn chàng trai trên sân khấu, chiêm ngưỡng đôi mắt khép hờ trong khi tay đang nhẹ nhàng kéo violin. Toàn bộ con người chàng trai như chìm vào âm nhạc, lôi cuốn thính giả đắm mình vào nghệ thuật khi anh ta chiếm lĩnh sân khấu.
Đó phải chăng là sức quyến rũ của âm nhạc, hay là sức quyến rũ của Trần Diệp?
Buổi diễn kết thúc, khán giả bao người chạy lên tặng hoa, chụp ảnh. Tiểu Ảnh đứng ngay giữa khán đài, hai tay đút gọn vào túi áo khoác, đôi mắt cứ nhìn mãi chàng trai trong bộ đồ diễn màu đen trên sân khấu. Cổ áo bằng lụa óng ánh dưới ánh đèn làm cô chú ý, và dáng vẻ nhã nhặn mỉm cười cảm ơn mấy cô bé lớp dưới lên tặng hoa cũng khiến cô không thể rời mắt.
Tiếng sét ái tình – đúng rồi, chính là cụm từ này đây. Từ đấy trở đi Tiểu Ảnh khắc khoải khôn nguôi. Cô thừa nhận mình là kẻ cọc đi tìm trâu, đã thế thì phải thể hiện sự thông minh, khôn khéo của mình để khiến: “trâu đi tìm lại cọc” vậy!
Cũng may, một tháng sau, Trần Diệp lại đạt giải trong cuộc thi toàn quốc, Tiểu Ảnh hồ hởi nhận nhiệm vụ đi phỏng vấn Trần Diệp, rồi tranh thủ việc công để tiếp xúc với chàng, thậm chí sau đó còn liên tục ghé thăm phòng đàn của Trần Diệp, đến nỗi cái cô trông 21 phòng đàn cũng quen mặt.
Cứ thế, vài tháng sau, cuối cùng cũng có một ngày chàng nói với nàng:
- Tiểu Ảnh, em làm người yêu anh nhé?
Khi câu nói ấy thốt ra, vẻ ung dung bình tĩnh của “hoàng tử violon” trên sân khấu đột nhiên biến mất mà thay vào là khuôn mặt căng thẳng và ngượng ngùng. Trong phút giây ấy, Tiểu Ảnh cũng ngạc nhiên không kém, nhưng trong l mừng như hoa nở…
nguồn DakMil.WapSite.Me
Giờ nghĩ lại, đúng là câu chuyện của bao năm trước. Đối với cô, có những ký ức không muốn nhớ lại, không phải là vì khó quên, mà là chẳng vui vẻ gì… Giống như việc cho đến tận bây giờ cô vẫn yêu khúc: “Bốn mùa”, nhưng sau khi Trần Diệp đi mất, cô mãi mãi không nghe lại bài này nữa.
Một sự thay đổi quá rõ rệt: sau khi Trần Diệp ra đi, mỗi khúc nhạc anh từng chơi, đều khiến cô có cảm giác đang nhìn thấy anh biểu diễn trên sân khấu, để rồi chau mày một cách vô thức mỗi khi nghe thấy những khúc nhạc ấy… Đây không nên là một cảm giác của một người khoáng đạt như cô. Nhưng tiếc thay, chỉ khi đứng trước mặt mọi người, con người cô mới khoáng đạt, vui vẻ, còn những lúc ta với ta, mỗi câu chuyện liên quan đến Trần Diệp, đều không làm cô vui vẻ lên được. Thế nhưng tóm lại, tất cả có ý nghĩa gì đâu. Bây giờ cô với Trần Diệp chẳng còn gì nữa.
Tuy không hiểu Trần Diệp đem tặng vé ghế VIP với mục đích gì, nhưng cô đã làm vợ Quản Đồng rồi, tuy có nhiều điều chẳng biết nói ra sao, nhưng cô yêu chồng, tin tưởng chồng, coi chồng là chỗ dựa vững chắc. Những ngày tháng êm đềm ấm áp này là cuộc sống mà cô hằng mong, là cuộc sống thuộc về cô và Quản Đồng. Điều duy nhất khiến cô ngập ngừng, là có những điều mà cô luôn tránh né mặc dù sẽ có một ngày không thể tránh né được nữa – ví dụ như: cuộc sống chung một mái nhà với bố mẹ chồng, hay trách niệm nuôi phụng dưỡng đặt ra cho đôi vợ chồng trẻ sau này…
(3)
Tiếng nước máy trong nhà tắm chảy rào rào, Quản Đồng ngồi ngoài đếm thời gian trôi qua nhưng mãi vẫn chưa thấy Tiểu Ảnh đi ra. Nhà tắm yên ắng một cách bất thường, anh hơi lo lắng.
Anh gõ cửa phòng tắm:
- Tiểu Ảnh, em vẫn ổn chứ?
- Dạ? – Tiểu Ảnh như chợt tỉnh từ giấc mộng. – À ừ, không sao, chiều lên lớp mệt quá em muốn tắm nước nóng cho thư giãn.
- Tắm nhanh rồi còn ra kẻo ngạt thở bây giờ! – Quản Đồng nói xong rồi quay về phòng làm việc.
Tiểu Ảnh thở dài, với tay lấy chiếc khăn tắm lau khô người rồi mặc bộ quần áo ngủ. Đi qua phòng làm việc, cô thấy Quản Đồng vẫn đang chúi đầu vào cuốn sách dày cộp, nghĩ thế nào lại đi vào. Quản Đồng ngẩng đầu nhìn cô, cười âu yếm rồi dang rộng đôi tay ôm cô vào lòng, hỏi:
- Tắm xong rồi à?
- Ừ, Tiểu Ảnh khẽ đáp, ngồi lên lòng anh lật bìa sách ra xem. – Anh đọc gì thế… “Tuyển tập 16 nền văn hiến lớn”… ôi trời!
- Sao thế? – Quản Đồng thấy Tiểu Ảnh thè lưỡi mà không nhịn được cười. – Có gì mà ngạc nhiên?
- Mấy thứ này có gì hấp dẫn mà xem? – Tiểu Ảnh lật vài trang rồi quay người bá lấy cổ chồng, nép chặt vào lòng anh, ngẩng đầy nhìn anh với con mắt tròn xoe – Anh tốt nghiệp khoa văn cơ mà, cả ngày vùi đầy vào mấy thứ nhạt nhẽo này làm gì, chẳng nhẽ anh không thích đọc tiểu thuyết à?
Quản Đồng cúi đầu hít nhẹ mùi hương trên người Tiểu Ảnh, ngắm nghía làn da trắng nõn của nàng ửng hồng lên vì nước nóng mà cười:
- Em bây giờ giống y hệt con heo mini Hà Lan màu hồng hồng vậy.
Tiểu Ảnh vênh mặt, một lúc sau mới khẽ hỏi:
- Anh đọc cuốn: “Băng dính hai mặt” bao giờ chưa?
Quản Đồng nghĩ một lúc rồi đáp:
- Hồi đi công tác, có lần anh xem với bạn mấy tập phim rồi.
- Anh phải đọc sách cơ, sắc sảo hơn phim nhiều! – Tiểu Ảnh áp sát mặt vào cổ anh, thoang thoảng mùi nước hoa GF cô mua cho anh. – Đọc quyển đó anh sẽ thấy hôn nhân là một việc khiến cho con người tuyệt vọng. Lệ Quyên và Á Bình chẳng ai có lỗi, thế mà cuối cùng vẫn gia đình tan nát. Cuối cùng đó là lỗi của ai?
Quản Đồng trầm ngâm một lúc, hỏi:
- Cuốn sách này sao lại có cái tên lạ vậy?
- Bởi vì nhân vật nam bị kẹp giữa mẹ và vợ như một miếng băng dính hai mặt! – Tiểu Ảnh khẽ thở dài. – Phải chiều lòng cả hai bên, sống thế nào cũng phải nhẫn nhịn, kiên cường, nỗ lực gắn kết hai người phụ nữ quan trọng nhất cuộc đời mình. Thế nhưng mà có những mâu thuẫn không thể giải quyết. Dần dần, miếng băng dính hai mặt ấy bám đầy bụi bặm cuộc sống, mất đi chất dính. Thế mà vợ và mẹ anh ta vì những suy nghĩ không thể dung hòa mà cố chấp, để rồi mâu thuẫn đi đến đỉnh điểm, chiến tranh gia đình nổ ra một mất một còn…
- Anh hiểu rồi! – Quản Đồng gật gù. – Nói chung cuốn tiểu thuyết đó từ đầu đên cuối là cả quá trình làm khổ nhau, kết thúc là bi kịch gia đình.
Tiểu Ảnh lại thở dài, cúi đầu tự đếm ngón tay. Quản Đồng nâng cằm Tiểu Ảnh lên, bốn mắt nhìn nhau. Anh hỏi:
- Tiểu Ảnh, đã bao giờ em nghĩ, nếu chính anh không cảm thấy anh đang bị kìm kẹp, hay không nhận ra rằng anh sẽ biến thành một miếng băng dính hai mặt thì sẽ thế nào chưa?
Tiểu Ảnh chớp mắt nhìn Quản Đồng chằm chằm.
Quản Đồng mỉm cười, ôm cô chặt hơn và nói:
- Em này, em viết tiểu thuyết thì phải biết rằng, nếu muốn tác phẩm văn học được khắc ghi trong lòng của độc giả thì phải tập trung mọi mâu thuẫn lại, dùng những mâu thuẫn ấy để thu hút sự hiếu kì của độc giả, rồi kết bằng một bi kịch vĩnh viễn không thể nào quên, để rồi thành biểu tượng trong tim họ. Do đó về mặt bản một vở bi kịch mà bề ngoài trông có chân thực đến đâu, thì rốt cuộc cũng chỉ là những câu chuyện được thêm thắt vào mà thôi. Chúng được lấy ra từ một mảnh chân thực của đời sống, qua sự tôi luyện của tác giả mà hình thành nên một cuộc sống đầy tao đoạn, càng có tính kích thích nhiều hơn. Thế nhưng cái tính kích thích này lại khiến người ta thấy tuyệt vọng, cảm thấy cuộc sống thực thế nào rồi cũng đi đến kết cục là bi kịch. Đây cũng chính là cái khôn của tác giả và là cái ngu muội của độc giả....
DakMil.WapSite.Me
Chúc bạn có những giây phút thật vui vẻ